• Tổng đài tư vấn
    0985773451

Viêm gan B – Một trong những bệnh lý nền cần hết sức lưu ý vào mùa dịch

Trong tình hình dịch COVID-19 đang có nhiều diễn biến phức tạp, việc bảo vệ sức khỏe của bản thân, phòng lây nhiễm virus là việc làm quan trọng mà bất cứ ai cũng cần thực hiện đầy đủ. Đặc biệt, với những người có các bệnh lý nền như bệnh tim mạch, đái tháo đường, suy thận, bệnh gan, các bệnh hô hấp… cần đặc biệt lưu ý vì đây là những đối tượng có nguy cơ cao nhiễm virus vì vốn sức đề kháng kém.

Những đối tượng nào có nguy cơ lây nhiễm Covid-19 cao?

Những đối tượng có nguy cơ cao lây nhiễm Covid-19 cao hơn so với người bình thường, theo thông tin từ Sở Y tế Hà Nội đó là:

1. Người cao tuổi từ 65 tuổi trở lên

Người từ 65 tuổi trở lên thì hệ thống miễn dịch đã bị suy giảm dần theo tuổi tác nên khả năng chống lại những tác nhân xấu, các bệnh nhiễm trùng thông thường bị kém đi. Ngoài ra, do hệ miễn dịch yếu nên xu hướng thường phản ứng quá mức với tình trạng viêm trong nỗ lực phản ứng nhiễm trùng.

Mức độ viêm thái quá này có thể gây tổn thương phổi, thận và nhiều cơ quan khác. Người cao tuổi cũng thường mắc sẵn những bệnh lý nền khác nhau, sẽ dễ gây nhiễm trùng đường hô hấp, nghiêm trọng có thể gây biến chứng tại tim, gan, thận có sẵn trước đó.

2. Người bị bệnh phổi mạn tính

Covid-19 là một loại virus gây viêm đường hô hấp do đó không có gì ngạc nhiên nếu như người bị bệnh phổi mạn tính là những người có nguy cơ cao mắc bệnh này. Các tình trạng phổi mạn tính như: hen suyễn, viêm phế quản mạn tính, giãn phế quản, bệnh phổi tắc nghẽn (COPD)…

Các bệnh lý nền làm tăng nguy cơ mắc và tiến triển nặng vì Covid-19

3. Người bị bệnh tim mạch

Các hệ thống hô hấp và tim mạch có liên quan mật thiết với nhau. Oxy được nhận từ phổi đều được tim và hệ tuần hoàn phân phối đi khắp cơ thể. Khi bị nhiễm trùng đường hô hấp sẽ khiến hạn chế lượng không khí đi vào phổi, khiến tim phải làm việc nhiều hơn để đảm bảo nguồn cung cấp oxy cho các cơ quan khác trong cơ thể.

Ở những người đã bị bệnh tim mạch từ trước, virus sẽ làm tổn thương phổi, từ đó gây gánh nặng cho tim, khiến huyết áp tăng cao và có thể bộc phát nguy cơ đau tim hoặc đột quỵ và gây tử vong. Theo một nghiên cứu vào tháng 3 năm 2020 được đăng trên tạp chí JAMA Cardiology thì những người mắc bệnh tim từ trước có nguy cơ tử vong cao gấp đôi so với những người không có bệnh tim từ trước.

4. Người bị bệnh gan

Người bị bệnh gan có sẵn từ trước như: Viêm gan virus (A, B, C), xơ gan,… với các biểu hiện điển hình là men gan tăng cao, xuất hiện các triệu chứng như mẩn ngứa, mụn nhọt, vàng da,… Những người bệnh có bệnh lý nền là bệnh gan, đặc biệt là viêm gan virus B cần đặc biệt lưu ý về việc nâng cao sức đề kháng cho cơ thể.

Gan vốn đảm nhận chức năng quan trọng nên việc gan đang mắc phải một vấn đề nào đó cũng sẽ ảnh hưởng tới hệ miễn dịch của cơ thể. Khi gan bị nhiễm một bệnh mạn tính, chức năng gan vốn đã bị suy giảm, sức đề kháng bị giảm sút so với người bình thường nên khả năng chống lại virus cũng thấp hơn. Nếu bị nhiễm virus thì mức độ chuyển biến cũng nặng hơn, tỷ lệ  so với người bình thường.

Vì vậy, người bị viêm gan B cần nâng cao sức đề kháng của mình, kiểm soát virus viêm gan B, tăng cường chức năng gan, giúp lá gan khỏe mạnh hơn, hoạt động tốt hơn và hiệu quả hơn. Nhờ đó, giúp cơ thể phòng chống được virus ngoại lai xâm hại tới cơ thể cũng tốt hơn.

5. Người bị bệnh thận mạn tính

Người bị bệnh thận mạn tính cũng làm tăng nguy cơ mắc bệnh nặng và tử vong ở những người nhiễm Covid-19. Nguy cơ tăng lên theo tình trạng nặng của bệnh thận. Trong đó, những người suy thận phải chạy thận là có nguy cơ cao nhất. Người bệnh thận mạn tính đã có hệ miễn dịch bị suy giảm, nếu gặp phải covid-19 thì chức năng phổi, tim, thận sẽ bị suy yếu và gây nguy cơ tử vong cao.

6. Người bị bệnh đái tháo đường

Bệnh nhân đái tháo đường type 1 và type 2 gây ra sự bất thường về lượng đường trong máu và đặc biệt là làm tăng khả năng bị lây nhiễm các bệnh lý nhiễm trùng, trong đó có covid-19. Theo thông tin được công bố trên JAMA với 72.314 người mắc covid-19 tại Vũ Hán (Trung Quốc) thì người mắc bệnh đái tháo đường có nguy cơ tử vong cao gấp 3 lần so với người không bị bệnh.

Những việc cần làm để bệnh nhân mắc bệnh gan tăng cường đề kháng mùa dịch

- Tăng cường tập luyện thể dục thể thao: Tập thể dục, thể thao giúp hệ miễn dịch hoạt động tốt hơn, nâng cao thể lực, từ đó có thể phòng được nhiều bệnh. Người không thường xuyên vận động sẽ dễ bị mệt mỏi, sức đề kháng yếu, khi có tác nhân gây bệnh xâm nhập thì khả năng chống chọi cũng kém hơn.

Tập thể dục để tăng cường sức khỏe - Ảnh minh họa: Internet

- Ngủ sớm và ngủ đủ giấc: Một giấc ngủ đủ và sâu giống như "sạc pin" cho cơ thể, giúp phục hồi và tái tạo năng lượng, giúp bạn có tinh thần sảng khoái hơn. Giấc ngủ sâu còn tạo cơ hội cho tế bào bạch cầu hoạt động tốt và hệ miễn dịch .

- Ăn uống đủ bữa, đúng giờ, cân đối dinh dưỡng: Những bữa ăn đầy đủ chất dinh dưỡng, được chế biến từ các thực phẩm có lợi cho sức khỏe người bị bệnh gan, ăn đúng giờ, bổ sung nhiều loại vitamin, đặc biệt là vitamin C từ rau xanh và trái cây sẽ giúp cơ thể nâng cao sức đề kháng từ bên trong.

- Sử dụng các sản phẩm tăng cường chức năng gan, giúp giải độc và bảo vệ gan, giúp tăng cường hiệu quả đào thải độc tố, giúp tái tạo và tạo ra hàng rào bảo vệ gan. Các sản phẩm từ thảo dược giúp bảo vệ gan một cách an toàn, không gây ra tác dụng phụ,

Viêm gan B là một bệnh lý nền cần hết sức chú ý vào mùa dịch. Đứng trước tốc độ lây lan nhanh chóng của covid-19 hiện nay, bên cạnh việc tuân thủ những biện pháp phòng ngừa mà Bộ Y tế đưa ra như đeo khẩu trang khi ra ngoài, rửa tay thường xuyên với xà phòng và dung dịch diệt khuẩn, tránh tụ tập đông người, khai báo y tế khi đi về từ vùng có người nhiễm bệnh… thì người bị viêm gan B hay các bệnh lý về gan khác thì cần phải nâng cao sức khỏe lá gan, tăng cường hệ miễn dịch để bảo vệ sức khỏe từ bên trong, ngăn ngừa virus xâm nhập và gây hại cho sức khỏe.


gan nhó kỳ nam - giải pháp cho viêm gan, men gan cao, xơ gan
* Thông tin vận chuyển:
Gan nhó kỳ nam: 355.000đ/Hộp 30 viên

Số lượng:
Tổng giá: 0 đ
Gan Nhó Kỳ Nam
scrolltop