• Tổng đài tư vấn
    0985220809

Các bệnh về gan thường gặp ở người cao tuổi là gì? Làm sao để phòng tránh bệnh gan?

Người cao tuổi khi sức đề kháng suy giảm khiến dễ mắc nhiều bệnh lý nguy hiểm, trong đó có các bệnh về gan. Các bệnh về gan thường gặp ở người cao tuổi là gì? Làm sao để phòng tránh? Và nếu mắc bệnh về gan thì nên điều trị như thế nào?

Vì sao người cao tuổi dễ mắc bệnh gan?

Theo quy luật của tự nhiên, càng lớn tuổi thì các chức năng của cơ thể ngày càng bị suy giảm, dễ mắc phải các bệnh mạn tính, trong đó có các bệnh lý về gan. Gan là cơ quan lớn nhất của cơ thể và làm nhiều nhiệm vụ quan trọng giúp cơ thể được khỏe mạnh. Khi tuổi cao, gan cũng bị lão hóa và suy giảm chức năng đi nhiều. Lúc này, khả năng tái tạo của tế bào gan bị giảm đáng kể, khiến chức năng gan không thể phục hồi lại, khiến gan dễ bị tổn thương, dễ bị xơ hóa.

- Ở người cao tuổi, khối lượng gan giảm khoảng 20-40%, theo đó lưu lượng máu nuôi gan giảm 35-50% và khả năng tái tạo gan cũng giảm tương ứng như vậy.

- Ở người cao tuổi, hoạt động của hệ thống men tham gia quá trình chuyển hóa thuốc, hóa chất tại gan bị suy giảm, khiến gan dễ bị tổn thương do thuốc, do thực phẩm, do hóa chất độc hại. Trong khi đó, người cao tuổi mắc rất nhiều các bệnh lý khác nhau và thường xuyên phải sử dụng thuốc nên những tác động từ thuốc điều trị tới gan là rất nhiều.

- Khả năng phản ứng miễn dịch để chống lại các mầm bệnh của người cao tuổi cũng bị suy yếu. Người cao tuổi có nguy cơ cao bị nhiễm các bệnh viêm gan do virus, vi trùng, bệnh gan tự miễn, gan nhiễm mỡ… Ngoài ra, sự suy giảm miễn dịch cũng làm tăng khả năng mắc ung thư biểu mô tế bào gan.

cac-benh-ve-gan-o-nguoi-cao-tuoi-1

Người cao tuổi suy giảm chức năng miễn dịch làm tăng nguy cơ mắc các bệnh về gan - Ảnh minh họa: Internet

Các bệnh về gan thường gặp ở người cao tuổi

Những bệnh gan thường gặp ở người cao tuổi có thể kể đến một số bệnh như sau:

- Bệnh viêm gan siêu vi: Bệnh viêm gan siêu vi như A, B, C, E… là những bệnh viêm gan phổ biến. Với những người trẻ, viêm gan A, viêm gan E cấp tính thường tự khỏi và không có nguy hiểm gì. Tuy nhiên, ở những người cao tuổi thì nếu nhiễm virus viêm gan siêu vi A và siêu vi E thì thường phát triển thành viêm cấp và biến chứng sang suy gan, viêm tụy, não gan… thậm chí tử vong. Với virus viêm gan B và viêm gan C thì người cao tuổi có nguy cơ bùng phát cao dẫn đến suy giảm chức năng gan nghiêm trọng hơn, phát triển nhanh thành xơ gan, ung thư gan.

- Bệnh gan nhiễm mỡ do thuốc: Sử dụng nhiều các loại thuốc điều trị các bệnh lý khác nhau và đa phần các loại thuốc được chuyển hóa qua gan nên càng gây ra gánh nặng cho gan. Các loại thuốc này làm tăng nguy cơ tổn thương gan  và cụ thể là gan nhiễm mỡ, nhiều trường hợp bị nặng có thể gây xơ gan.

- Bệnh viêm gan mạn tính: Bệnh viêm gan mạn tính đang ngày càng gia tăng và đặc biệt trong nhóm người cao tuổi (từ 50 tuổi trở lên). Đa số lại không có triệu chứng điển hình mà chỉ xuất hiện một số những triệu chứng đơn giản và dễ trùng lặp với những bệnh lý khác. Khi có biểu hiện rõ rệt thì bệnh đã tiến triển nặng và khó điều trị.

- Xơ gan: Là hậu quả của sự phá hủy cấu trúc bình thường và bị suy giảm tế bào gan nên ảnh hưởng chức năng tổng hợp và trao đổi chất bình thường của gan. Lão hóa và suy giảm tế bào gan cũng là một nguy cơ gây ra tình trạng xơ gan.

- Ung thư gan: Người cao tuổi có thể bị ung thư gan ngay cả khi không bị xơ hóa. Ung thư gan có thể tự phát do xuất phát các tế bào ác tính ở biểu mô tế bào gan hoặc do biến chứng từ viêm gan virus B, C gây nên. Các triệu chứng ung thư gan cũng không điển hình và khó phát hiện. Khi phát hiện thì thường bệnh đã tiến triển đến giai đoạn 2, giai đoạn 3.

Làm sao để phòng các bệnh về gan ở người cao tuổi?

Để phòng các bệnh về gan ở người cao tuổi thì chính bản thân họ và người thân cần lưu ý những vấn đề sau đây:

- Có một chế độ ăn uống, sinh hoạt và tập luyện lành mạnh để giúp phòng ngừa nhiều bệnh lý khác nhau, trong đó có các bệnh lý về gan.

- Với những người có sẵn các bệnh lý nền dễ gây biến chứng sang gan như cao huyết áp, tiểu đường, mỡ máu… cần phải cân nhắc về việc sử dụng các loại thuốc. Khi điều trị, có thể trao đổi với bác sĩ về việc sử dụng các loại thuốc không gây tác dụng phụ cho gan.

- Thường xuyên thăm khám và kiểm tra sức khỏe định kỳ để phát hiện sớm các bệnh lý về gan nếu có. Nên khám sức khỏe định kỳ ít nhất 6 tháng 1 lần hoặc khi cơ thể có bất kỳ dấu hiệu bất thường như: chán ăn, mệt mỏi, chướng bụng, đầy hơi, sụt cân hoặc tăng cân bất thường thì cần đến bệnh viện để kiểm tra sức khỏe.

cac-benh-ve-gan-o-nguoi-cao-tuoi-2

Khi có dấu hiệu bất thường như đau tức hạ sườn phải cần phải đi khám ngay - Ảnh minh họa: Internet

- Nếu đã sẵn có bệnh viêm gan B, viêm gan C thì cần phải điều trị tích cực, cho đến khi bệnh ổn định (với viêm gan B) hoặc khỏi hẳn (với viêm gan C).

Bệnh gan với người cao tuổi nguy hiểm rất nhiều so với những người trẻ tuổi. Đơn giản là sức đề kháng của người cao tuổi bị suy giảm khiến dễ mắc các bệnh và nếu mắc bệnh thì khả năng phục hồi và điều trị cũng khó khăn hơn. Vì vậy, phát hiện sớm các bệnh về gan giúp điều trị kịp thời và hiệu quả.


gan nhó kỳ nam - giải pháp cho viêm gan, men gan cao, xơ gan
* Thông tin vận chuyển:
Gan nhó kỳ nam: 355.000đ/Hộp 30 viên

Số lượng:
Tổng giá: 0 đ
Gan Nhó Kỳ Nam
scrolltop