• Tổng đài tư vấn
    0985773451

Thực đơn cho người bệnh gan: Nên ăn gì và không nên ăn gì?

Thực đơn cho người bệnh gan rất quan trọng vì nó quyết định trực tiếp đến sức khỏe và sự phục hồi của bệnh nhân. Bệnh nhân và người nhà của bệnh nhân mắc bệnh gan như viêm gan, xơ gan, cần phải nắm rõ được trong thực đơn nên ăn gì, không nên ăn gì. Cùng Gan Nhó Kỳ Nam hiểu về cách ăn uống khoa học cho bệnh nhân đang mắc bệnh gan nhé các bạn!

Thực đơn cho người bệnh gan cần lưu ý gì?

Tùy theo tình trạng bệnh gan của bệnh nhân là viêm gan, xơ gan, gan nhiễm mỡ hay là men gan cao thì thực đơn cho người bệnh gan cũng có những lưu ý khác nhau và cách sinh hoạt khác nhau. Chế độ ăn cũng có một số những khác biệt mà bện nhân cần lưu ý:

Với người viêm gan B cấp tính

Cần ăn thành nhiều bữa (6 – 7 bữa), tránh ăn quá no và ăn những thức ăn khó tiêu có nhiều gia vị, dầu mỡ như tiêu, ớt, đồ ăn chiên rán, nên uống nhiều nước rau quả, đặc biệt không uống rượu, bia, cà phê, thuốc lá.

Với người viêm gan mạn tính

Nên ăn uống một cách gần như bình thường, tránh ăn kiêng quá mức cần thiết. Ăn nhiều rau quả và trái cây để có đủ chất xơ cũng như ăn nhiều đạm, nhất là đạm thực vật. Uống bổ sung thêm vitamin nhóm B và khoáng chất như kẽm, selen nhưng không nên uống hay ăn những thực phẩm chứa nhiều chất sắt để tránh ứ đọng sắt trong gan.

Ăn các thức ăn dễ tiêu, tránh thức ăn có nhiều chất béo, tránh các thực phẩm lạ, dễ gây dị ứng. Số bữa ăn: 3 – 4 bữa/ngày. Cung cấp đủ vitamin, đặc biệt vitamin nhóm B, K, muối khoáng và nước: 2 lít/ngày.

thuc don cho nguoi benh gan 1Chế độ ăn khoa học rất quan trọng với sức khỏe của bệnh nhân mắc bệnh gan

Với người bị xơ gan

Các chất đa sinh tố, axít folic, kẽm, selen được khuyến khích sử dụng nhất trong những trường hợp viêm xơ gan do rượu. Tuỳ vào giai đoạn xơ gan còn bù hoặc mất bù (các tế bào gan còn lại không thể gánh vác hay thực hiện các chức năng của một lá gan bình thường), cần giảm từ 20 – 25% năng lượng. Giảm 25 – 30% chất béo, chất đạm cũng giảm theo mức độ bệnh lý. Cung cấp các vitamin nhóm B, vitamin K, ăn nhạt tương đối. Đến giai đoạn này người bệnh cần được xác định mức độ xơ gan và các biến chứng để chỉ định chế độ ăn cụ thể.

Những thực phẩm mà người bệnh gan nên ăn?

Các loại rau xanh, hoa quả tươi: Thực đơn cho người bệnh gan nên ăn có nhiều rau xanh, hoa quả tươi để có chất xơ kích thích nhu đường ruột, tránh táo bón, và phòng chống bệnh xơ vữa động mạch. Rau xanh cung cấp nhiều loại vitamin và khoáng chất cần thiết cho cơ thể. Các loại vitamin A và E có tác dụng tránh tích tụ thêm mỡ trong gan.

thuc don cho nguoi benh gan 2Rau xanh là thực phẩm nên ăn nhiều để tốt cho gan

Chọn đồ uống có lợi cho gan: Người bệnh nên chọn các loại nước có lợi cho gan như atiso, trà nụ vối, lá sen. Chúng có tác dụng giải độc trong gan, thanh nhiệt, điều hòa cơ thể...

Protein và sữa: Các protein tốt như: thịt gia cầm, trứng, đậu nành, cá, hải sản, các loại đậu đỗ… là những thực phẩm mà người bị bệnh gan nên ăn. Chất béo và calo dư thừa có thể giảm bằng cách loại bỏ các chất béo có thể nhìn thấy như da của gia cầm trước khi nấu, sử dụng các phương pháp để nấu thức ăn như nướng, hấp, rang.

Các sản phẩm từ sữa lành mạnh bao gồm ít chất béo hoặc sữa không béo, sữa chua và phô mai nên được bổ sung trong thực đơn cho người bệnh gan.

Thực phẩm ít cholesterol: Thực phẩm giàu axit béo omega như cá béo, dầu oliu và các loại hạt được khuyến cáo để giúp bổ sung dinh dưỡng hợp lý mà không gây hại cho gan.

Một số loại rau củ quả nên dùng như: cam, bưởi, rau cải, rau má, súp lơ, rau cần...

Những thực phẩm mà người bệnh gan không nên ăn?

Hạn chế chất béo, mỡ động vật: Mỡ động vật không tốt cho gan và là thực phẩm cần tránh. Khi được dung nạp vào cơ thể sẽ bài tiết ra ngoài ở gan. Do đó nếu sử dụng quá nhiều mỡ động vật sẽ gây gánh nặng cho gan. Gan không thể bài tiết mỡ, dẫn đến tích tụ và gây ra tình trạng gan nhiễm mỡ. Vì vậy bạn nên thay mỡ động vật bằng các loại dầu có nguồn gốc từ thực vật.

Tránh ăn những thực phẩm giàu cholesterol: Nội tạng động vật, lòng đỏ trứng,... là những thực phẩm có chứa hàm lượng cholesterol cao. Do đó việc giảm tiêu thụ các loại thực phẩm này giúp giảm lượng chất béo trong gan.

thuc don cho nguoi benh gan 3Những thực phẩm không tốt cho gan

Không nên ăn nhiều thịt đỏ: Sử dụng nhiều thịt đỏ sẽ khiến bệnh gan nhiễm mỡ trở nên nghiêm trọng hơn..

Hạn chế hoa quả chứa hàm lượng đường cao: Hàm lượng đường cao là nguyên nhân gây ra các bệnh như béo phì, tiểu đường, gan nhiễm mỡ. Fructose do gan chuyển hóa. việc hạn chế các loại trái cây có fructose cao sẽ giúp giảm gánh nặng cho gan và phòng tránh bệnh gan nhiễm mỡ.

Kiêng gia vị cay, nóng, hạn chế muối: Trong thực đơn của người bị bệnh gan nhiễm mỡ cần hạn chế tối đa đồ ăn cay nóng sẽ làm giảm chức năng gan, khiến gan không thể bài tiết chất béo, làm chúng tích tụ khiến tình trạng bệnh ngày càng nặng hơn. Cũng tránh việc ăn muối để giảm tích nước và giảm tải hoạt động cho gan.

Tránh các chất kích thích, đồ uống chứa cồn: Đây là nhóm thực phẩm cấm kỵ với người mắc bệnh gan nhiễm mỡ. Uống rượu bia sẽ thúc đẩy quá trình chuyển từ gan nhiễm mỡ thành xơ gan thậm chí là ung thư gan. Việc đào thải mỡ cùng các chất độc hại từ rượu bia là gánh nặng rất lớn cho gan.

Trên đây là thực đơn cho người bệnh gan và các lưu ý để giúp bệnh nhân mắc bệnh gan nhanh chóng phục hồi sức khỏe. Chúc các bạn luôn khỏe mạnh!


gan nhó kỳ nam - giải pháp cho viêm gan, men gan cao, xơ gan
* Thông tin vận chuyển:
Gan nhó kỳ nam: 355.000đ/Hộp 30 viên

Số lượng:
Tổng giá: 0 đ
Gan Nhó Kỳ Nam
scrolltop